Quy Trình Công Nghệ Thuộc Da Mới Nhất Hiện Nay

Để có được những sản phẩm đồ da mà chúng ta thường sử dụng hàng ngày, quả thật đó là một quá trình thuộc da từ da trâu, bò, lợn, dê, cừu, cá sấu, đà điểu, ngựa…với rất nhiều phương pháp khác nhau từ quy mô nhỏ như cá nhân, đến quy mô lớn như công nghiệp.

thuoc-da-cong-nghe-cao

Cùng tìm hiểu lịch sử hình thành của công nghệ thuộc da

Thời nguyên thủy con người đã biết thuộc từ các hóa chất thiên nhiên như vỏ rễ cây, thân cây bằng Mimosoa, đước, tràm sau đó phơi khô, hun khói để làm ra quần áo, dày dép, trống…

cong-nghe-thuoc-da

Để tạo ra da thuộc cần trải qua giai đoạn sơ chế chuẩn bị cho tấm da sạch, mềm, dễ thẩm thấu các chất hóa học hay tự nhiên sẽ được sử dụng để biến tấm da sống thành da thuộc. Trước tiên, da được lóc bỏ các thớ thịt và mỡ  một cách cẩn thận, rồi được phân theo chủng loại da và chất lượng. Sau đó da được ngâm để giũ sạch các chất bẩn.

Tiếp theo, dùng 1 loại nước vôi được sử dụng chuyển tẩy lông đồng thời loại bỏ 1 số chất đạm, sợi trong da và thay đổi ít nhiều cấu trúc của da để da thẩm thấu tốt hơn những hóa chất sẽ được sử dụng trong công đoạn kế tiếp.

Tùy theo nơi sản xuất sử dụng các chất hóa học hay các chiết xuất từ thiên nhiên sẽ được sử dụng để làm da mềm hơn, dai bền hơn, chống thấm nước tốt hơn, và giữ không bị thối rữa theo thời gian. Sau cuối, da được phơi ráo nước, bôi dầu, phơi khô, nhào cho mềm và đều dầu, cán phẳng, và nhuộm màu theo nhu cầu.

Bảo quản nguyên liệu khi chưa thuộc da

quy-trinh-thuoc-da-cong-nghe-cao

Thông thường các loại da tươi trước khi thuộc phải được bảo quản thật cẩn thận vì các lò mổ, các điểm giết mổ không thể cung cấp một cách đều đặn, thường xuyên số lượng da lớn cho các nhà máy thuộc da, mặt khác thường quy định trong một lô da xuất thuộc phải có đồng đều về chủng loại, trọng lượng, chất lượng và phương pháp bảo quản sau khi giết mổ.

Mục đích của việc bảo quản là loại bỏ sự phá hoại của các vi khuẩn hoặc hạn chế chúng. Có thể thực hiện bằng cách giảm lượng nước trong da, hay hạ thấp độ pH đến giá trị pH của axit mạnh và cũng có thể thực hiện qua việc hạ nhiệt độ xuống dưới 0­­­ độ. Các phương pháp bảo quản da tươi gồm:

  • Ướp muối (cách thông dụng nhất).
  • Phơi khô da
  • Ướp muối và phơi khô.
  • Axit hoá
  • Bảo quản trong phòng lạnh.

Quy trình công nghệ thuộc da thời hiện đại:

Với những kinh nghiệm đúc kết từ xa xưa, con người đã có những quy trình, những công đoạn chuyên nghiệp hơn. Quy trình sản xuất được chia làm 3 phần chính:

  • Chuẩn bị thuộc
  • Thuộc
  • Hoàn thiện

1. Chuẩn bị thuộc

– Công đoạn này có nhiệm vụ loại bỏ những phần không cần thiết như biểu bì, mô liên kết dưới da…tạo sự liên kết của chất thuộc với sợi collagen trong giai  đoạn thuộc.

– Tất cả nguyên liệu trước khi thuộc phải lựa chọn theo trọng lượng, chủng loại, khối lượng, tính chất riêng,…

– Các bước trong quá trình chuẩn bị thuộc có thể khác nhau, phụ thuộc vào nguyên liệu, phương pháp bảo quản và mục đích sử dụng da thành phẩm

Khâu chuẩn bị bao gồm những công đoạn sau:

quy-trinh-thuoc-da

+ Hồi tươi

+ Tẩy lông, ngâm vôi

+ Xẻ mỏng

+ Tẩy vôi, làm mềm

  • Nếu da sử dụng trong công nghiệp, công đoạn làm mềm, axit hoá không thực hiện hoặc thực hiện ở mức độ nhẹ.

a. Hồi tươi

– Mục đích: phục hồi lại lượng nước có ở trong da bị mất đi do quá trình bảo quản ( từ 60-70% xuống 35-45% đối với da bảo quản bằng muối và giảm đến 18% đối với da bảo quản phơi khô), đồng thời làm cho cấu trúc sợi trở lại như trạng thái ban đầu.

– Với da bảo quản bằng phương pháp phơi khô thì hồi tươi sẽ khó khăn hơn phương pháp uớp muối do vậy cần chú ý ngay từ công đoạn bảo quản. Da hồi tươi chủ yếu kiểm tra bằng cảm quản theo kinh nghiệm trong nghề của thợ, đạt yêu cầu khi có độ mềm mại như khi còn tươi. Nhưng nếu kéo dài thời gian hồi tươi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động, da dễ bị tuột lông, mùi hôi khó chịu và có khả năng làm cho một phần collagen trong da bị phân huỷ dẫn đến hỏng da.

– Công đoạn này cần phải kiểm tra thời gian và nhiệt độ. Các nước châu Âu thường sử dụng nước ở công đoạn này với nhiệt độ là 26-270C và hoá chất cần thiết để ngăn chăn sự phát triển của vi khuẩn.

– Ở nước ta khác biệt về khí hậu khá nhiều, do vậy công đoạn hồi tươi khó khăn hơn vì vậy để đảm bảo chất lượng trong hồi tươi phải để nhiệt độ của nước từ 26-270

b. Tẩy lông và ngâm vôi

– Mục đích: Tẩy sạch lớp lông, biểu bì, thượng bì và loại bỏ lớp mỡ dưới da. Quá trình này khá phức tạp, hoá chất tẩy lông ngâm vôi có tác dụng phá huỷ lớp chân lông và lớp biểu bì trên mặt da đồng thời làm nở da, nên cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hoá chất, nước, nhiệt độ, thời gian.

– Sự tác động của kiềm làm sạch lông và chân lông là sunfuanatri đóng vai trò quan trọng, pH tẩy chân lông là 12h-13h.

– Với kỹ thuật thuộc da hiện đại, ngâm vôi được tiến hành trong foulons với vận tốc là 3-4 vòng/phút, thời gian là 12-18 giờ và cần đảo cứ 10 phút/giờ để dung dịch thấm đều vào da.

– Nước rửa da là nước cứng sẽ tạo trên bề mặt da lớp CaCO3 làm ra thành phẩm có chất lượng kém nên khi rửa cần thêm 0,5% lượng vôi so với lượng da tránh giảm chất lượng da.

– Tẩy lông và ngâm vôi: Thực hiện trong foulons, trọng lượng nước và hoá chất tính theo lượng da phù hợp, được quay trong thời gian 12h-24h

c. Xẻ mỏng

– Quá trình xẻ mỏng được thực hiện trên máy xẻ chuyên dụng cho để cho da có độ dày mỏng đồng đều theo yêu cầu sử dụng.

– Ví dụ: Da sau khi ngâm vôi có độ dày mặt cật là 4 mm, sau thuộc còn 2,8 mm, sau khi bào là 2,6 mm và đến da hoàn thành độ dày 2,3 mm.

d. Tẩy vôi và làm mềm

– Sau khi tẩy lông ngâm vôi, các hoá chất kiềm trong da cần được loại bỏ, nếu không chúng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng da thuộc ( thuộc Crôm và kể cả thuộc tanin thảo mộc).

– Tẩy vôi và làm mềm thường được tiến hành trong foulons, quá trình làm mềm được tiến hành sau khi đã tẩy vôi loại bỏ các hóa chất kiềm trong da, nhằm tăng chất lượng da.

– Hiện nay thường dùng foulons có tốc độ cao hơn tốc độ thùng quay để hồi tươi và tẩy lông, nhằm nâng cao khả năng tẩy của các tác nhân tẩy. Tuỳ theo mặt hàng, việc tẩy vôi có thể dùng các tác nhân khác nhau.

– Làm mềm: là tạo cho da có mặt cật nhẵn, loại toàn bộ lớp ghét trên mặt cật. Các tác nhân làm mềm sẽ tác dụng đến các collagen không có cấu trúc như sợi đàn hồi tăng sự mềm mại, độ đàn hồi của mặt cật, việc này có ý nghĩa lớn đố với da thuộc Crôm – mặt hàng làm thắt lưng da, ví da, túi da, găng tay da, bọc đệm Nhưng không có ý nghĩa đối với các loại da cứng như da đế giày, da dùng cho công nghiệp.

– Quá trình làm mềm được thực hiện trong cùng foulons dùng để tẩy vôi và cùng trong một bể của công đoạn tẩy vôi.Yếu tố nhiệt độ  và thời gian rất quan trọng đối với quá trình làm mềm, tối ưu là 370C, vì nhiệt độ này thích hợp cho hoạt động của men; pH cũng có vai trò quan trọng, pH tối ưu là 8,3. Thời gian làm mềm phù hợp, quá lâu sẽ giảm độ bền bỉ chịu kéo của da.

Cách kiểm tra quá trình làm mềm bằng cách gấp da lại và vắt để cho bọt khí đi qua.

2. Thuộc da

– Thuộc da là quá trình mà qua đó da trần được chuyển hoá thành da thuộc với những đặc tính tối ưu của nó như chịu được nhiệt độ cao, không thối rữa khi tiếp xúc với nước và bất kỳ các môi trường khác, chịu được tác động phá hoại của vi sinh vật và có độ thấu khí cao.

– Hóa chất Kali bicrômat: là hóa chất thường dùng để thuộc da K2Cr2O7.

– Hiện nay, người ta dùng các tác nhân trung hoà khác nhau, tác dụng nâng kiềm của chúng tăng lên một cách từ từ như: Mentrigan MOG, khoáng đôlômit.

– Tiếp theo công đoạn sau, ta cần kiểm tra độ xuyên thấu của axit hoá ,thử nhiệt độ và pH.

– Đối với da phèn cần dùng chất chống mốc để phòng mốc, thường dùng 0,3-0,5% Preventol WB.

3. Hoàn thiện da thuộc

  • Da sau khi thuộc độ ẩm còn rất cao 60-65%, chưa có độ mềm dẻo cần thiết, bề mặt thô và dễ ngấm nước. Vì thế sau khi thuộc nhất thiết phải qua công đoạn chỉnh lý.
  • Đây là giai đoạn chỉnh sửa da, trau truốt da, để da thành sản phẩm ưng ý, đạt yêu cầu, đúng mục đích sử dụng.

Sau khi hoàn thành các bước thuộc da, da được đưa đến xưởng may gia công và sản xuất ra các sản phẩm giày, thắt lưng, ví, quần áo da, túi da…